Hoa My Entertainment
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hoa My Entertainment

••• [Back for Stylish ART ]
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Giang sơn và mỹ nhân

Go down 
Tác giảThông điệp
rainies_change
Smod pro
Smod pro
rainies_change


Tổng số bài gửi : 26
Age : 30
Đến từ : Đà Lạt city
Registration date : 15/04/2008

Giang sơn và mỹ nhân Empty
Bài gửiTiêu đề: Giang sơn và mỹ nhân   Giang sơn và mỹ nhân EmptyMon Jun 30, 2008 6:46 pm

Giang sơn và mỹ nhân 8260513-1
Giang sơn và mỹ nhân do nhà chỉ đạo võ thuật nổi tiếng Trình Tiểu Đông đạo diễn, các diễn viên Trần Tuệ Lâm, Lê Minh, Chân Tử Đan và Quách Hiểu Đông đóng chính, là sự kết hợp giữa thể loại phim điện ảnh lãng mạn, võ hiệp và sử thi.


Giang sơn và mỹ nhân 8260510


Ý tưởng sáng tác

Một trong những nhà đồng sản xuất bộ phim Giang sơn và mỹ nhân là diễn viên Tăng Chí Vỹ cho biết, ý tưởng sáng tác câu chuyện này bắt nguồn từ nhà chỉ đạo mỹ thuật Hề Trọng Văn, và sở dĩ Trần Tuệ Lâm được chọn vào vai nữ chính cũng do Hề Trọng Văn đề cử. Đạo diễn Trình Tiểu Đông khen ngợi hết lời về ý tưởng phim: “Đứng trước sự an nguy của giang sơn, các câu chuyện tình yêu sẽ trở nên đặc biệt bi tráng, vì thế, yếu tố tình cảm sẽ chiếm phần lớn thời lượng của bộ phim. Tuy trước đây tôi đã từng dựng nên nhiều câu chuyện tình với nhiều góc độ khác nhau trên màn ảnh, nhưng lần này sẽ có sự đột phá, có thể nói tôi đã gặp được kịch bản mà mình hài lòng nhất, sau bộ phim Thiện nữ u hồn.”

Trang phục trong phim

Một năm trước khi Giang sơn và mỹ nhân chính thức khởi quay, nhà thiết kế Hề Trọng Văn đã bắt tay vào việc tạo hình cho các nhân vật trong phim, anh đặt hàng xưởng may thiết kế hơn 1000 bộ áo giáp, tất cả đều được làm thủ công. Trong đó, áo giáp màu bạc của bốn diễn viên chính đã phải tốn thời gian hai tháng để hoàn thành. Hề Trọng Văn cho biết: “Các bộ trang phục này không có tham khảo từ bất kỳ triều đại nào, qua đó tôi hy vọng có thể mở rộng không gian tưởng tượng cho khán giả”.

Tóm lược nội dung

Bối cảnh phim xảy ra trong thời Xuân thu Chiến quốc, chiến tranh liên miên, cuộc thư hùng giữa nước Yên và nước Triệu kéo dài trong suốt nhiều năm liền, một lần, Yên vương không may bị trúng tên giữa sa trường, trong khi mọi người đều nghĩ ông sẽ phái người cháu là Hồ Bá thay mình cầm quân chinh chiến, thì bất ngờ Yên vương lại chọn tướng quân Mộ Dung Tuyết Hổ. Từ đó Hồ Bá ôm mối hận trong lòng, rắp tâm chờ cơ hội sát hại Yên vương.

Mộ Dung Tuyết Hổ thầm yêu công chúa nước Yên là Yến Phi Nhi, được sự huấn luyện của anh, Yến Phi Nhi đã thay cha xuất quân và đánh thắng quân Triệu. Hồ Bá sinh lòng ganh tỵ, phái sát thủ truy sát Yến Phi Nhi, nhưng cô may mắn được một trang hiệp sĩ ẩn cư trong núi là Đoàn Lan Tuyền ra tay giải cứu. Sau khi trở về nước Yên, Phi Nhi quyết định từ bỏ ngai vàng của vua cha để lại, cùng Đoàn Lan Tuyền sống cuộc đời tự do tự tại. Nhưng đúng lúc này, Hồ Bá phát động bạo loạn, Mộ Dung Tuyết Hổ tử nạn trên sa trường, trong thời khắc quan trọng, Phi Nhi đã kết liễu Hồ Bá để trả thù cho vua cha, nhưng vì bảo vệ cho Phi Nhi mà Đoàn Lan Tuyền bị trúng tên độc và mãi mãi rời xa cô...




Giang sơn và mỹ nhân 8260511



Nhân vật trong phim

Mộ Dung Tuyết Hổ (Chân Tử Đan đóng)

Chiến sĩ xuất sắc nhất của nước Yên, đồng thời cũng là người bạn và chiến hữu đáng tin cậy nhất của Yến Phi Nhi. Yên vương truyền ngai vàng cho Tuyết Hổ, nhưng vì muốn ngăn chặn cuộc tương tàn tranh giành ngôi vua, anh đã nhường lại giang sơn cho Phi Nhi, song Tuyết Hổ vẫn không thể giữ được trái tim nàng.

Hồ Bá (Quách Hiểu Đông đóng)

Nguyên soái của nước Yên, là một người nham hiểm, sau khi sát hại Yên vương vẫn không thể ngồi lên chiếc ngai vàng, Hồ Bá chuyển sang truy sát Yến Phi Nhi để trả thù.

Yến Phi Nhi (Trần Tuệ Lâm đóng)

Công chúa nước Yên, sau khi vua cha băng hà, Yến Phi Nhi đã lên nối ngôi và được Mộ Dung Tuyết Hổ huấn luyện quân sự để thay vua cha chinh chiến. Nhưng Yến Phi Nhi là một công chúa theo đuổi sự tự do, sau khi gặp Đoàn Lan Tuyền, cô luôn khát khao về một cuộc sống không có chiến tranh và chết chóc.

Triệu Vương (Khấu Chấn Hải đóng)

Là một vị quân chủ dũng cảm, thiện chiến, nhưng nhiều lần ôm mộng xâm chiếm nước Yên đều bị Yên vương đánh bại, sau khi Yên vương qua đời, Triệu vương nhân cơ hội một lần nữa xuất quân tiến về nước Yên.

Đoàn Lan Tuyền (Lê Minh đóng)

Là một chàng trai truyền kỳ trong thời chiến, từng là chiến sĩ dũng mãnh, sau khi đất nước bị diệt vong, bắt đầu sống cuộc đời ẩn cư. Từ khi Yến Phi Nhi xuất hiện, cuộc sống của Đoàn Lan Tuyền một lần nữa dấy lên cơn sóng lớn, liệu anh có nên vì tình yêu mà trở lại chiến trường?




Giang sơn và mỹ nhân 8260512



Xung quanh bộ phim

Mặc dù được đầu tư gần 100 triệu nhân dân tệ và quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng được công chúng yêu thích, nhưng giống như hai bộ phim Hoàng kim giáp và Vô cực trước đây, Giang sơn và mỹ nhân cũng không đạt tới thành công mong muốn trong việc chinh phục khán giả lẫn các nhà phê bình.

Cốt truyện - Kịch bản phim Giang sơn và mỹ nhân do ba nhà biên kịch nổi tiếng Nguyễn Thế Sinh, Trương Thán và Tần Thiên Nam chấp bút, dẫu thế, tình tiết phim lại “ấu trĩ và tầm thường” một cách bất ngờ. Những âm mưu diễn ra trong cung đình quá quen thuộc, cộng với mối tình tay ba thời hiện đại, khiến nhiều khán giả cảm thấy thất vọng khi xem phim. Giang sơn và mỹ nhân đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh giới làm phim: “Cho dù bạn sở hữu một ê kíp Oscar hùng hậu, như: nhà tạo mẫu Hề Trọng Văn, nhà quay phim Triệu Tiểu Đinh, đạo diễn kiêm chỉ đạo võ thuật Trình Tiểu Đông, nhưng nếu kịch bản không hay thì tất cả đều không còn ý nghĩa”.

Nhân vật - Lần đầu tiên đóng phim cổ trang, Trần Tuệ Lâm đã phải cưỡi ngựa, lăn lộn trong vũng bùn, chiến đấu bằng đao kiếm, lặn lội dưới chiến hào nước sâu... Vì đạo diễn Trình Tiểu Đông yêu cầu diễn viên phải đích thân xung trận, nên Trần Tuệ Lâm đã bỏ ra rất nhiều công sức cho các cảnh quay hành động. Nhưng ngay trong những cảnh diễn tình cảm thì cô lại bị khán giả chê là nét mặt không biểu cảm, diễn xuất rất “thiếu lửa”.

“Đau khổ” hơn, nhân vật Đoàn Lan Tuyền của Lê Minh còn bị người xem cười nhạo là có tính cách như một bà mẹ. Ngoài việc một Lê Minh ngày càng phát tướng vào vai đại hiệp ẩn cư trông rất nực cười, thì những câu thoại mà anh lặp đi lặp lại nhiều lần trong phim như một thuộc tính “hay phàn nàn” của các bà mẹ dạy con vậy. Có thể nói, vai Đoàn Lan Tuyền của Lê Minh đã không được khán giả đón nhận, dù họ vẫn dành nhiều tình cảm cho anh. Ngược lại, Mộ Dung Tuyết Hổ do Chân Tử Đan đóng có thể xem là vai diễn thành công nhất trong phim, các cảnh quay chiến đấu đẹp mắt hầu như đều tập trung vào nhân vật người hùng này. Nhưng tiếc thay, dù sao thì đó vẫn chỉ là một tướng quân không có hình tượng nổi bật. Đối với vai Hồ Bá do Quách Hiểu Đông thể hiện, thì đó là một người xấu xa điển hình, bất chấp thủ đoạn để thỏa mãn dã tâm của mình. Một nhân vật phản diện đơn thuần như thế thật sự không tạo được không gian phát huy cho diễn viên.

Hiệu quả thị giác - Trình Tiểu Đông vốn nổi tiếng với phong cách làm phim võ hiệp lãng mạn, vì thế ông rất chú trọng hiệu quả thị giác của bộ phim. Cảnh núi rừng và đồng lúa xuất hiện trong phim Giang sơn và mỹ nhân đều được chọn góc quay rất đẹp, đặc biệt là ngôi nhà và cầu thang gỗ được xây dựng giữa khu rừng, nó mang đến cho người xem cái cảm giác như đang sống trong đào hoa viên. Cảnh Phi Nhi và Đoàn Lan Tuyền đứng trên bục cao nhất của cầu thang gỗ nhìn về nơi xa, hình ảnh hai người hòa với bối cảnh đẹp như một bức tranh vậy. Nói đến điểm độc đáo và sáng tạo của bộ phim thì phải kể đến ngọn “thiên đăng”. Phi Nhi và Đoàn Lan Tuyền ngồi trong ngọn đèn trời được tạo nên bởi các tấm vải đủ màu, bay đi ngao du thiên hạ. Có khán giả cười hỏi, nếu vậy thì khinh khí cầu là do người Trung Quốc phát minh à?

Cảnh tượng bạo lực, chết chóc thường thấy trong những bộ phim cổ trang chế tác lớn cũng có xuất hiện trong phim Giang sơn và mỹ nhân, nhưng lần này phần lớn khán giả xem phim đều chỉ trích: Rất nhiều động tác võ thuật, khung hình của các cảnh quay hành động và phục trang của các nhân vật đều đã quá quen thuộc, thiếu sáng tạo. Lý do rất dễ hiểu, vì ê kíp của các bộ phim nặng ký thường chỉ quanh quẩn với những người nổi tiếng, như Trình Tiểu Đông đã từng đảm nhận vai trò chỉ đạo võ thuật cho nhiều bộ phim cổ trang bom tấn: Anh hùng, Giữa muôn trùng vây, Hoàng kim giáp, Thống lĩnh. Ngoài ra, kiểu dáng thiết kế của các bộ áo giáp bạch kim trong phim Giang sơn và mỹ nhân cũng gần giống với áo giáp màu vàng kim trong phim Hoàng kim giáp và áo giáp màu đen trong phim Thống lĩnh. Chắc mọi người cũng biết, chuyên viên tạo mẫu của cả ba bộ phục trang này chỉ là một người - nhà thiết kế nổi tiếng Hề Trọng Văn, vì thế làm sao tránh khỏi giống nhau?
Về Đầu Trang Go down
 
Giang sơn và mỹ nhân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hoa My Entertainment :: Cine Land :: Thông tin điện ả̉nh-
Chuyển đến