Hoa My Entertainment
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hoa My Entertainment

••• [Back for Stylish ART ]
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Lịch sử manga - anime Nhật Bản

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:14 pm

Manga đơn giản nghĩa là truyện tranh. Anime là hoạt hình được chuyển thể từ manga (==> cái này có vẻ chưa chính xác lắm vì nhiều anime có mà ko có manga?!? ). Tuy rằng có người nói rằng Nhật Bản học tập truyện tranh từ phương Tây nhưng thực ra Nhật Bản đã vẽ những tranh hài về thú vật, biếm hoạ với những nét tương tự như manga hiện đại từ hàng ngàn năm trước, với mục đích giải trí và giáo dục.

Người đọc: Trẻ em, người lớn, thanh niên tìm thấy ở manga và anime những thích thú giúp họ thoát khỏi cuộc sống nhạt nhẽo thường ngày để đến một thế giới huyền ảo, hết sức fantasy.

Tác giả: Không giống như truyện tranh của Mỹ, manga đại diện cho cách nhìn của chỉ một hoặc hai tác giả. Manga thường được đăng trên những tạp chí hàng tuần hoặc tạp chí in hai tuần một lần. Truyện phải được sáng tác đều đặn nhưng vẫn phải làm người đọc tò mò để tiếp tục mua số tiếp theo.

Nhân vật: Các nhân vật trong manga ngày càng đa dạng. Manga/ anime miêu tả sinh động học sinh, nhân viên công sở, thương gia và rất nhiều loại người khác nữa. Những nhân vật viễn tưởng từ tương lai hoặc từ quá khứ cũng được xây dựng rất nhiều, không hoàn hảo, tính khí kỳ quặc và khác người. Trong khi những siêu anh hùng của người Mỹ thường được tôn sùng bằng cách diệt phe "ác" thì những nhân vật trong manga Nhật Bản như trong những bộ nổi tiếng Doraemon and Ranma lại giống như những người bình thường: đi học, làm bài tập, và thậm chí vẫn bị bố mẹ mắng. Khả năng siêu nhiên hoặc những người bạn có phép màu (người ngoài hành tinh hoặc rôbô) làm cho những nhân vật đó trở thành đặc biệt.

Nếu xét về khuôn mẫu, nhân vật manga thường có mái tóc mượt mà và đôi mắt to, Matsumoto thường vẽ bằng những nét không đều, nhăn còn nhân vật của tác giả Miyazaki thì có nhiều nét mềm mại. Mái tóc cũng thể hiện giới tính của nhân vật, như những nhân vật nữ thường có mái tóc màu xanh lá cây hoặc xanh lam

Họ cũng có niềm tin và ước mơ. Mọi hoạt động của họ thường dẫn đến một kết quả nhất định. Nếu những nhân vật chính có quyết định sai lầm, anh ta sẽ phải trải qua nhiều dằn vặt và học cách để sửa lỗi của mình. Chính vì thế những nhân vật đó không ngừng phát triển, thay đổi, học kỹ năng mới, cải thiện kỹ năng cũ, trưởng thành hơn (tất nhiên là ko xảy ra trong những truyện như Doraemon). Những nhân vật "ác" thường không bị dồn vào đường cùng mà tìm thấy cách để chuộc lỗi của mình.

Dù cuối cùng có thể tìm thấy hạnh phúc hay không thì những nhân vật trong manga đều rất "thật".

Đề tài: Cartoon ở Nhật Bản cũng không mang tính "trẻ con" như trên một số nước khác. Ngay cả manga dành cho trẻ em và những anime được chiếu trên TV ở Nhật cũng không bị ngăn cấm những thực tế như chết chóc, yêu đương... Quỷ (evil) thực sự không tồn tại vì ngay cả quỷ cũng có ước mơ, hi vọng và lý do để đấu tranh, những điều hết sức "con người". Trong khi truyện tranh ở Mỹ và nhiều nước tránh không miêu tả hoặc làm giản lược những công nghệ viễn tưởng thì rất nhiều anime Nhật lại thiên về đề tài này. Họ đã kết hợp công nghệ tương lai với sự sống khắc nghiệt ngày nay để xây dựng một thế giới tưởng tượng nhiều hấp dẫn (Neon Genesis Evangelion là một ví dụ kinh điển nhất). Chủ nghĩa lạc quan, không quá quan trọng thiện và ác là điều đặc biệt ở anime và manga Nhật: Sống là phải có mục đích, nếu không thì không cần đấu tranh làm gì; Làm việc chăm chỉ sẽ có kết quả nếu kiên nhẫn; Khó khăn có thể đến nhưng sẽ qua; Sức mạnh sẽ đến khi giúp đỡ và hi sinh vì người khác...

Manga và anime thường có kết thúc hợp lý. Những "anh hùng" có thể chết, cũng có thể cưới được người mình yêu ;-), hoặc biến mất. Có ba kiểu kết thúc chủ yếu: "anh hùng" thắng và lên đỉnh cao, chết sau khi chiến thắng và thắng nhưng mất mát khá lớn...

(Theo tư liệu của ACCVN.NET)
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:21 pm

Phần 1: Thủa sơ khai của manga

Những ví dụ, những hình ảnh đầu tiên của thứ có lẽ có thể gọi là "manga" là những cuộn tranh ( giấy hình ) do các tăng lữ Đạo Phật tạo ra trong suốt thế kỷ thứ 6 và thứ 7. Những cuộn tranh này , những hình vẽ sơ khai này nói chung khá đơn giản và còn có tính tượng hình rõ rệt ,nối tiếp nhau liên tục, sử dụng những dấu hiệu biểu tượng thông thường như hoa đào và lá đỏ để thể hiện chuyển động của thời gian hay sự chuyển mùa. Nổi tiếng nhất trong số những tác phẩm này là Choujuugiga, có nghĩ là "cuộn tranh thú vật", một tác phẩm thể hiện và miêu tả động vật cư xử như con người, và mang tính chế nhạo châm biếm các nhà sư - một dạng như ngụ ngôn hình

Không bắt đầu của thế kỷ 13, những bức tranh bắt đầu được vẽ trên tường của những đền thờ, thể hiện những hình ảnh của thế giới bên kia với nhân vật chính là những – con- vật- người. Những bức tranh vẫn còn thô và cố ý cường điệu hóa những hình mẫu, tuy nhiên đã bắt đầu có những đặc điểm và có một sự tương tự khá lớn đối với manga hiện đại. Hiện tượng này tiếp tục hàng trăm năm, vươn ra rất nhiều thể loại khác( có ảnh hưởng không những đến nghệ thuật văn học mà còn được ứng dụng trong nhiều mặt khác của đời sống ), mặc dù phong cách vẫn không thay đổi.



Khoảng đầu thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, những bức tranh này bắt đầu thu hút sự chú ý vào bản thân chúng, chúng không chỉ được vẽ trên tường những đền thờ mà bắt đầu lấn sân để được họa cả trên những mảnh gỗ. Chúng được gọi là Edo, và chủ đề ít mang màu sắc tôn giáo hơn, thường gợi tình đặc tả, mặc dù vậy chúng lại vươn ra rất nhiều thể loại khác, đặc biệt là kiến trúc và trào phúng, khai thác các mặt của đời sống và sự phát triển. Khoảng trong thời gian này, từ manga lần đầu tiên được dùng để miêu tả phong cách nghệ thuật. Những hình ảnh bây giờ nói chung được sáng tác theo kiểu đen trắng, với những đường nét đơn giản và những khối màu cơ bản không tô bóng, những khối màu còn thô đặt đè lên than chì. Nhưng nói chung, người xem vẫn quan trọng tới chủ đề được ưu tiên hơn là phương thức để thể hiện nó.

Trong năm 1702, Shumboko Ono, một họa sĩ dạng manga đã làm và cho xuất bản một quyển sách về những hình vẽ đó với lời chú thích, mặc dù chúng giống một bộ sưu tập tranh hơn là một câu chuyện có tiến trình và hoàn chỉnh.Tuy nhiên nó rất đáng khích lệ. Tranh và lời chú thích ngay khi ra đời đã rất đuợc yêu thích vì nó làm cho dạng tranh manga phổ biến với mọi tầng lớp và người đọc dễ dàng hiểu đươc hơn những hàm ý mà bức tranh truyền tải. Phương cách này phát triển trong hơn một trăm năm tiếp theo, trong những quyển sách kết hợp truyện với những hình minh họa vẽ mực đã làm mờ đi sự khác biệt giữa chữ và tranh cho mỗi đoạn vẽ, tuy việc dùng bút lông to đầu để ghi lời chú nên một phần nào đó làm hình ảnh bị nhòe hơn, nhưng nó cho phép những bức tranh cũng có trình tự như truyện kể, và truyện kể trở nên cuồng tín hơn. Cũng trong giai đoạn này, phong tục của Toba-e, như là những truyện tranh này được gọi, phát triển mạnh trong thế kỷ tiếp theo cho đến khi chúng trở thành hình thức chính của văn học hay là hầu hết xã hội Nhật Bản. Những tác phẩm nổi tiếng nhất được gọi là ukiyo-e, những bức tranh về "thế giới nổi trên không trung."( thể hiện những “ chân dung “ của một thế giới “ nổi “ ). Những hình ảnh này nói chung là những hình ảnh khiêu gợi từ khu đèn đỏ để diễn tả sự khoái cảm của con người, mặc dù chúng cũng miêu tả sự quan tâm của thời đại đó, như những bộ y phục mới nhất, và những địa danh nổi tiếng nhất để đến thăm. Đến nửa sau của thế kỷ 18, Kibyoushi, hay "bìa ngoài màu vàng", trở nên phổ biến.

Trong cuối thế kỷ 18, tầng lớp trung lưu của thương nhân thành thị phát triển một manga cấp trung dành cho phần đông dân chúng. Những quyển sách này sử dụng kỹ thuật in phiến gỗ, kibyoushi, như là những quyển sách dành cho người lớn, trong đó nói về những vấn đề đa dạng như hài hước, kịch tính, viễn tưởng hoặc khiêu dâm.

Vào năm 1815, khái niệm manga ra đời bởi nghệ sĩ Hokusai (1760-1849), một nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng để lại hơn 30,000 tác phẩm( tranh ). Ông là người đã sáng tạo ra tác phẩm “ Ngọn Sóng Thần “, bức tranh gỗ nổi tiếng nhất và được xem là để lại tên tuổi cho Hokusai và cũng là bức tranh tiêu biểu và đặc trưng cho nghệ thuật truyện tranh truyền thống Nhật Bản. Khái niệm mới mẻ này được lập nên bởi hai chữ Hán, "man", âm Hán là Man hay Mạn với nghĩa là 'không mục đích', 'tình cờ', 'không bó buộc', “ bất chấp bản thân “( in spite of oneself ), và "ga", âm hán là Họa, với nghĩa là "tranh"( hình ảnh ). Và Hokusai dùng “manga’ để diễn tả truyện tranh của mình.

Vào cuối thế kỷ 18, sự thay đổi mạnh mẽ về văn hoá đã diễn ra ở tầng lớp trung lưu khi họ sáng tác ra những tác phẩm giống manga cho đông đảo quần chúng.

Khi thế giới bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào Nhật Bản qua quá trình giao thương, những nghệ sĩ Châu Âu đã đưa vào một phong cách hội họa mới , làm phong phú thêm nền nghệ thuật , sự tô bóng, đánh bóng, luật phối cảnh , góc độ đến việc phân tích chi tiết nét vẽ cũng được khai thác. Về phần chú thích, các nghệ sĩ phương Tây còn giới thiệu về cách tạo các ô ghi lời khi dẫn thoại và cách tạo hồi, đoạn với trình tự tách biệt! Những kỹ thuật in ấn mới cũng xuất hiện và được áp dụng bắt đầu từ thời kỳ này ,mang lại những nét ưu việt và thuận tiện hơn hẳn so với kiểu phiến gỗ. Dưới ảnh hưởng của phương Tây, Nhật bản bắt đầu đi theo xu hướng comedy ( hài hước )và xuất bản những tờ tạp chí khôi hài tương tự như tờ Punch( một nhân vật gù lưng và rất “ lố” trong vở rối truyền thống “ Punch and Judy “ ), nổi tiếng nhất trong số chúng là tờ Marumaru Chimbun vào năm 1877.

Vào cuối thế kỷ 19, phong trào này vẫn tiếp tục phát triển cho đến cận cuối thập niên 20 và 30 của thế kỷ 20. Những truyện tranh kiểu mảnh dài xuất hiện trên tờ New York World của John Pulitzer. Truyện tranh kiểu này sau đó sớm xuất hiện trên những tờ báo của Nhật Bản và nhanh chóng trở nên cực kỳ nổi tiếng, và các họa sĩ truyện tranh Nhật Bản xuất hiện rất nhiều. Nhưng trong suốt những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước và đầu thập kỷ 30, nhà cầm quyền Nhật bắt đầu chú ý và hạn chế những tác phẩm được cho là ‘ lá cải ‘ như thế, đã đe dọa những nghệ sĩ và những nhà xuất bản. Rất nhiều tờ tạp chí hoặc bị đóng cửa hoặc phải tự kiểm duyệt một cách rất hà khắc; những tờ tạp chí không làm cả hai điều này thì ban biên tập sẽ bị bắt. Những vụ bắt bớ xảy ra thường xuyên đến nỗi những tờ tạp chí đôi lúc thuê nhân viên để trở thành "biên tập sẽ bị bắt giam". Những người này sẽ có vinh dự được nhận lấy sự trừng phạt về phần mình và cứu lấy công ty của anh ta.
Thế chiến II đã mang lại nhiều thay đổi và đưa sự đối xử này đến cái kết hợp lý của nó. Nhà nước hướng những người vẽ đi theo một con đường khác. Một số người làm truyện tranh đã thực sự tin vào những gì nhà cầm quyền đang làm; một số bị buộc phải vẽ tenkou( một loại truyện với cách nói cứng khô để “ đi theo đường lối “ ), hay một thể loại bắt buộc nào đó. Những người hợp tác được khen thưởng lớn, và những người không hợp tác bị trừng phạt với các hình thức bắt giam, đi đày hoặc bị cấm sáng tác. Và đa số đều muốn vẽ, muốn sáng tác đều chọn giải pháp an toàn. Những nghệ sĩ đã dùng toàn bộ sự nghiệp của mình để chỉ trích nhà cầm quyền đột ngột thay đổi giọng điệu của mình. Trong suốt những năm chiến tranh, những nhà làm truyện tranh chỉ làm ba loại truyện khổ dài cơ bản:
1.Truyện về kinh tế Nhật, châm biếm hoặc đả kích những kẻ thù của nước Nhật.
2.Truyện gia đình; thể hiện đời sống gia đình khó khăn và vất vả của người dân Nhật trong chiến tranh
3.Truyện tuyên truyền đấu tranh yêu nước.

Sau thế chiến II, truyện tranh phát triển mạnh, có thể gọi là bùng nổ. Những nhà xuất bản đã từng hùng mạnh trước chiến tranh giờ đây đã kiệt quệ, điều này cho phép nhiều công ty nhỏ có thể phát triển. Những công ty nhỏ này xuất bản những truyện tranh dễ đọc và cực rẻ gọi là "sách đỏ"( red book ). Một trong những họa sĩ sách đỏ là một sinh viên y tên là Tezuka Osamu.

Người đóng vai trò rất lớn đối với manga hiện đại - một trong những họa sỹ nổi tiếng nhất trong làng manga hiện đại - là Tezuka Osamu “vị thần manga “. Mighty Atom, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, bộ manga nổi tiếng trên toàn thế giới; tác phẩm này đã được dựng thành anime và đã được chiếu rộng rãi trên truyền hình ở Hoa Kỳ vào những năm 60 của thế kỷ trước với nhan đề Astro Boy. Trong tự truyện của mình, Tezuka đã miêu tả sự khác biệt trong manga của ông đối với thế hệ trước:

“Hầu hết các manga đều được vẽ từ luật phối cảnh hai chiều và chia thành hai phe đối lập như là một vở kịch trên sân khấu. Những cửa vào của diễn viên chính từ phía trái và bên phải tập trung và phụ thuộc nhiều vào khán giả. Tôi nhận ra bằng cách này không thể miêu tả được sức mạnh hay tâm lý vốn rất quan trọng trong manga, vì vậy tôi bắt đầu giới thiệu kỹ thuật điện ảnh từ Đức và Pháp tôi đã học được từ những năm tôi còn đi học với các học trò của tôi. Lúc đó tôi thấy cần phải tiến lại gần hơn, nhìn từ nhiều góc độ một nhân vật. Tôi sử dụng cận cảnh và các góc, bố cục và cố gắng sử dụng nhiều ô, hay nhiều trang để miêu tả trung thực những chuyển động và biểu hiện của gương mặt, những trạng thái tình cảm mà trước đây có lẽ chỉ được miêu tả trong một ô hình. Vì vậy, cuối cùng tôi có được những tác phẩm dài hơn một nghìn trang. Tiềm năng của manga không chỉ dừng lại ở sự hài hước gây cười; mà tôi sử dụng những đề tài về nước mắt, nỗi buồn, giận dữ và hận thù rất đời thường vào những tác phẩm của mình, tôi đã tạo ra những câu chuyện không phải lúc nào cũng có kết thúc hạnh phúc - nhưng vẫn luôn làm hài lòng độc giả.”
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:21 pm

Sau khi vẽ truyện tranh khổ dài kiểu bốn ô ( hoạt họa vui ) cho các tờ báo, Tezuka bắt đầu cho xuất bản quyển truyện tranh đầu tay của mình vào năm 1947 với bộ “New Treasure Island (Đảo kho báu mới), xuất bản như là một akahon ( trong tiếng Nhật : aka -đỏ, hon – sách, akahon mang nghĩa là 'sách đỏ ' ), một loại truyện tranh giá rẻ đặt tên theo loại mực đỏ lòe loẹt trên trang bìa. Akahon là một nền công nghiệp nhỏ mới phát triển ở Nhật thời đó nhưng có lợi thế, cung cấp cho trẻ em sách giải trí với giá rẻ trong thời kỳ hậu chiến ban đầu nghèo đói của Nhật Bản. “New Treasure Island (Đảo kho báu mới) đã làm thay đổi manga chỉ trong một đêm- lật lịch sử manga sang một trang mới - nó đã bán được một số lượng không ai ngờ tới là 400,000 bản. Tezuka chuyển đến một căn hộ chung cư cũ ở Tokyo – nơi trung tâm của các nhà xuất bản - để được gần với những nhà xuất bản, và nhanh chóng kéo theo một loạt họa sĩ manga ( mangaka ) theo ông, một số trong số đó thậm chí còn đến ở trong chính chung cư đó - những người đã giúp ông rất nhiều. Với những câu chuyện mới lạ và gần gũi, vừa hiện thực vừa lãng mạn của Tezuka, độc giả đến với ông ở khắp các độ tuổi. Cách mạng về manga do Tezuka mở đầu đã dẫn đến một sự cải cách cơ cấu rộng lớn và triệt để đối với thị trường: thiếu nhi, những người đã đọc manga của Tezuka và những người đi theo ông, không giống thế hệ trước của mình, không ngừng đọc manga khi họ lên đến trường cấp hai. Hay cấp ba. Hay thậm chí là đại học và được truyền qua nhiều thế hệ.

Vào năm 1956, Toei Animation được thành lập. Người đứng đầu, Hiroshi Okawa, muốn thành lập một hãng phim hoạt hình Nhật Bản có thể sánh ngang với Disney bằng cách tận dụng lượng truyện có sẵn. Bộ phim đầu tiên của nó, “Câu truyện cổ tích về con rắn khổng lồ trắng” ( Truyền thuyết Bạch Xà ), được đưa ra vào năm 1958. Nó được đón nhận rộng rãi, và nó cùng với một số ít những bộ phim tiếp theo của hãng đã mở đường cho công nghệ làm phim hoạt hình Nhật Bản trưởng thành hơn. Không lâu sau đó, Tezuka Osamu thành lập hãng phim của riêng mình, chuyên về dựng phim và phim dài tập cho truyền hình. Bộ Tetsuwan Atomu trở thành phim hoạt hình dài tập thực sự đầu tiên cho truyền hình Nhật.

Vào 1996, manga đã chiếm 22.0 % của lượng hàng và 38.5 % của tất cả sách và tạp chí bán ở Nhật. Ảnh hưởng của chúng đã vươn tới rất nhiều thể loại nghệ thuật đa dạng và cả nền văn hóa. Độc giả của chúng trải từ những em bé mới bắt đầu học đọc, học viết cho đến cả những người đã trưởng thành, và nội dung hầu như bao quát mọi mặt của đời sống xã hội.

Lượng bán hàng năm của manga trong suốt những năm 90 của thế kỷ trước đã ở khoảng 600 tỉ yên, bao gồm 350 tỉ từ tạp chí và 250 tỉ từ sách bìa. Những con số này không bao gồm lượng bán từ những manga xuất hiện trong những tạp chí và báo nói chung. Lượng bán của toàn bộ những ấn phẩm in của Nhật (có tạp chí và sách nhưng không có báo) là hai ngàn năm trăm tỉ yên, trong đó lượng bán của manga đã chiếm đến gần một phần tư. Tổng dân số của Nhật khoảng 120 triệu, chúng ta có thể tính được rằng một người dân Nhật trung bình sử dụng khoảng 2000 yên mỗi năm cho manga không trong dạng này thì cũng trong dạng khác.

Hiện nay, một con số ước tính là có khoảng 3000 mangaka chuyên nghiệp ở Nhật, tất cả trong số họ đều là những cá nhân đã xuất bản ít nhất là một tập manga, nhưng hầu hết trong số họ kiếm sống bằng cách trợ giúp những manga nổi tiếng hay có những nguồn thu nhập khác. Chỉ khoảng 300, một phần mười trong số này là có thể kiếm một mức sống trên trung bình chỉ từ manga. Thêm vào đó, còn có một số lượng lớn những người vẽ manga nghiệp dư, sáng tác những manga với số lượng nhỏ gọi là doujinshi.

Hiện nay, một con số ước tính là có khoảng 3000 mangaka chuyên nghiệp ở Nhật, tất cả trong số họ đều là những cá nhân đã xuất bản ít nhất là một tập manga, nhưng hầu hết trong số họ kiếm sống bằng cách trợ giúp những manga nổi tiếng hay có những nguồn thu nhập khác. Chỉ khoảng 300, một phần mười trong số này là có thể kiếm một mức sống trên trung bình chỉ từ manga. Thêm vào đó, còn có một số lượng lớn những người vẽ manga nghiệp dư, sáng tác những manga với số lượng nhỏ gọi là doujinshi.

Trong những năm gần đây, số lượng manga xuất bản sang Châu Âu, Hoa Kỳ và những nước khác ở châu Á đã tăng lên đáng kể. Ở những nơi như Đài Loan, Hồng Kông và Nam Triều, những nơi thường được biết tới với hệ thống giáo dục khép kín, những manga hiện hành nổi tiếng nhất từ Nhật cũng đã xâm nhập qua những đăng ký hợp pháp với những nhà xuất bản Nhật.

Ở Châu Âu và Hoa Kỳ, bản dịch của một số Manga Nhật như Akira của Otomo Katsuhiro, Nausica– of the Valley of the Wind của Miyazaki Hayao và Dragon Ball của Toriyama Akira đã trở nên rất nổi tiếng, và một số lớn thậm chí còn thưởng thức cả những ấn phẩm nhập từ Nhật chưa dịch sang tiếng Anh. Ở Hoa Kỳ, đã có những hội thảo về manga và anime Nhật, và hai khái niệm này cũng đã trở thành những từ quen thuộc ở rất nhiều phần của thế giới.

Những người nghệ sĩ Nhật thời kỳ đầu ấy nghĩ gì về nền công nghiệp manga của ngày hôm nay? Họ sẽ nghĩ gì về những bộ phim cực nhiều và những phim truyền hình dài tập được tạo nên từ chúng? Liệu họ có choáng váng trước những con rô bốt khổng lồ hay khó hiểu trước những người anh hùng chỉ là công nhân viên chức? Có lẽ, thay vì đó, họ sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái như ở nhà giữa những "bức tranh kỳ dị" ấy.
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:22 pm

Phần 2: Manga dành cho con trai

Một cột mốc thời gian rõ rệt đến lạ lùng đã tách tiền manga khỏi thế hệ chân manga. Những người sinh trước 1950 ngừng đọc manga sau đại học, nhưng những người sinh sau năm 1950 vẫn luôn coi manga như là một loại hình giải trí giành cho người lớn và trẻ con. Tại sao lại là 1950? Lúc đó Tezuka đã làm thay đổi manga từ chỉ đơn giản là loại hình giải trí giành cho trẻ con trở thành một thể loại tinh tế hơn nhiều mà trẻ em không nỡ từ bỏ ngay cả khi chúng đã lớn.

Vào năm 1954, khi TV bắt đầu trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến ( sau radio ), chỉ có 866 TV toàn Nhật Bản. Đến năm 1959, khi cả Nhật Bản bị thu hút và quan tâm về lễ cưới của Thái tử Nhật, lượng TV tăng đến 2 triệu. Những chương trình truyền hình hàng tuần đã tạo đà cho nguồn thông tin và giải trí phát triển trong một Nhật Bản hậu chiến đang trải qua thời kỳ phát triển kinh tế rầm rộ. Những loại phương tiện truyền thông khác sớm nối tiếp. Vào năm 1956, sự bùng nổ của tạp chí hàng tuần ( nhật báo ) bắt đầu. Vào 1959, những tờ tạp chí hàng tuần của trẻ em cũng được xuất bản. Khởi đầu, chúng tập trung vào thông tin chung và giải trí, manga không chiếm nhiều hơn 40% của một số báo. Lượng phát hành ít, chỉ 200,000. Nhưng sớm sau đó, những biên tập nhận ra họ càng phát hành nhiều manga thì lượng báo càng được tiêu thụ nhiều hơn ( đúng quá, sướng quá ^^). Những mục về giáo dục ít dần đi, gây nên sự lo lắng cho các nhà giáo dục và phụ huynh - trước một lớp trẻ manga

Thị hiếu vẫn là thị hiếu, nhu cầu đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng cao. Ở Nhật, không có vụ xét xử hay sự cấm đoán nào ngăn chặn nền công nghiệp truyện tranh như ở Mỹ. Những số bán vẫn tiếp tục tăng lên. Những truyện thuộc thể loại trinh thám , cũng như sci-fi và phiêu lưu như của Tezuka thống lĩnh những tờ tạp chí shounen (dành cho con trai), nhưng độc giả của ông đã lớn lên. Những thanh niên, sinh viên đại học và người lao động trẻ tìm đến những hàng sách cho thuê hơn là mua về một bản với giá cả gấp 20 lần- là nơi những manga nghiêm túc và sâu sắc, những manga có nội dung rất phức tạp nhưng hình ảnh của nó thì thực sự rất trau chuốt và vô cùng thu hút và bắt mắt ( gekiga – “ theatrical picture “ –“tranh kịch nghệ” ) đã phát triển từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước – và cùng với những truyện của Tezuka. Thường tàn nhẫn, triết lý hoặc bạo lực và có đổ máu, những manga cho thuê này tập trung vào kiểu vẽ và nội dung hiện thực – làm cho manga trở nên “ thật ‘ hơn - thể hiện khát vọng của con người, chinh phục , khám phá, dám chịu đau khổ và thử thách. Sự hài hước đen, sự hài hước một cách nghiêm túc thống lĩnh; không có những kiểu đùa cợt mức thấp mà thường thấy trong 'truyện manga' mà người đọc chủ yếu là trẻ em tiểu học. Những họa sĩ nổi tiếng vẽ gekiga manga bao gồm Sanpei Shirato và Takao Saitoh, được biết tới với “ The Legend of Kamui “ (“Truyền thuyết về Kamui” ) và “Golgo 13” .

Cuối những năm 60, sách cho thuê giảm đi; seinen manga (manga dành cho tuổi trẻ) chiếm lấy thị trường. Seinen có thể hiểu là truyện vẫn dành cho boy nhưng bớt tính bạo lực để được đón nhận bởi gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, với gekiga ,chỉ những người trẻ tuổi, đầu còn nóng mới có thể ngồi nhăm nhì đọc, do đó mặc dù thu hút được một lượng lớn độc giả nhưng vô tình làm mất một số không ít các độc giả trung niên vốn vẫn ghiền truyện tranh. Một số chuyển sang shounen manga (manga dành cho con trai), nhưng còn nhiều hơn rất nhiều làm việc cho những tờ tạp chí seinen. Những tờ tạp chí này sớm ăn vào lượng phát hành shounen.

Sự xuất hiện vào năm 1959 của hai tờ tạp chí manga trẻ con hàng tuần, Shounen Magazine và Shounen Sunday cũng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của nền văn hóa manga chúng ta đang thấy ngày hôm nay. Cả hai tờ đều dẫn đến thành công của những truyện nổi tiếng đặc biệt.

Tạp chí shounen phản ứng trước nguy cơ này bằng cách kết hợp một phong cách gekiga nhẹ nhàng để dành lại cách độc giả lớn tuổi hơn mà cảm thấy gekiga quá mạnh mẽ. Tạp chí Seinen đưa thêm cả truyện manga để thêm phần luôn cuốn. Cuộc chiến dành độc giả lớn tuổi này đã khiến shounen manga bắt đầu mất đi độc giả là những cậu con trai nhỏ tuổi, độc giả truyền thống của nó. Lượng phát hành giảm mạnh. Tờ Jump của Shueisha, một tờ tạp chí đến sau không thành công thành lập năm 1968, tiếp tục trung thành với độc giả thiếu niên và tiên phong trong đầu những năm 70. Điểm yếu lớn nhất của họ, sự không thể thu hút được những họa sĩ nổi tiếng của họ trở thành điểm mạnh lớn nhất của họ.

Khoảng năm 1970, nhà xuất bản Jump ra đời, với một xu hưóng sáng tác mới rất thị trường. Trong lúc sự cạnh tranh của những tờ lâu đời hơn đã phải đưa cho những họa sĩ sáng chói của họ sự tự do hoàn toàn thì tờ Jump nhận về những người mới để đáp ứng nhu cầu. Vì họ không thể lôi kéo các nhà hoạ sĩ nổi tiếng để vẽ truyện, nên họ chỉ thuê các hoạ sĩ nghiệp dư vẽ tranh. Việc đó không ngờ lại đem lại kết quả. Với những hoạ sĩ chân chính, họ chỉ vẽ theo ý thích và cái tâm của mình, nên nhìn chung dễ mất "khách" khi mà seinen và gekiga vẫn còn đang trong thời "chiến", cần một cái gì đó lấp vào chỗ trống. Khi Jump ra đời, các tác phẩm được xuất bản vô cùng ăn khách, vì truyện được sản xuất theo nhu cầu của độc giả. Độc giả muốn thể loại nào, ắt sẽ được đáp ứng. Các cú dội của Jump vào thị trường truyện tranh dành cho thiếu niên - những bộ truyện thành công mạnh gồm cả bộ “ Dragonball “ ( “ 7 viên ngọc rồng “- Akira Toriyama) và Slam Dunk của Takehiko Inoue. Năm 1980, số lượng lưu hành toàn quốc là 3 triệu bản, 1985 : 4 triệu, 1988 : 5 triệu - vượt qua và vượt rất xa tờ tạp chí bán chạy nhất lúc đó. Và đến 1994, sự cạnh tranh là 3,74 triệu và 1,27 triệu của 2 nhà xuất bản đứng sau nó đối với tổng số 6.2 triệu bản truyện được xuất bản của Jump.
Shonen Jump, trong suốt nhiều năm là trung tâm của nền văn hóa manga, với lượng phát hành hàng tuần trung bình trên 6 triệu bản và gia nhập hệ thống thị trường về phim hoạt hình và video game. Thời hoàng kim của tờ Jump mờ nhạt đi vào khoảng 1995 và đến mùa hè 1997, tờ Shounen Magazine đã chiếm vị chí đầu trong lượng phát hành và tỉ trọng trong thị trường.
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:22 pm

Phần 3: Manga dành cho con gái

Giống như shounen manga, shoujo manga (truyện tranh con gái) phát triển trong thập kỉ tiếp theo 1945. Những tờ báo dành cho những học sinh tiểu học nữ gồm những truyện tranh khổ dài đơn giản và hài hước giống ở báo Mỹ cho đến 9 năm sau đó, năm 1954, khi Tezuka mở đường cho những câu truyện kỹ thuật cao hơn, sâu sắc hơn với phiêu lưu, bi kịch, tưởng tượng, kịch tính, khôi hài và lãng mạn trong Ribbon no kishi ('Hiệp sĩ của Ribbon'). Trong những năm 1950 và đầu những năm 60, nam giới vẽ shounen và shoujo manga. Chiếm lĩnh là mối quan hệ mẹ và con gái. Những truyện kiểu con trai gặp con gái rất hiếm, do tuổi của người đọc. Shoujo manga chuyển thành hàng tuần vào năm 1963.
Những người xuất bản cần đến họa sĩ; họ tìm đến nữ giới. Từ 1967 đến '1969, một dòng vững bền của những họa sĩ mới đã trở thành một trận lụt, đa phần còn rất trẻ, tập trung vào Fabulous '49ers năm 1949 ( sinh năm trước sau năm 1949 ): Moto Hagio (They Were Eleven and A, A'), Yumiko Ohshima, Keiko Takemiya (Toward the Terra), Riyo Ikeda (Rose of Versailles on the left), và Ryoko Yamagishi. Phong cách mới lạ, thoát ý, họ phản đối sự giới hạn của manga kiểu Bông hồng Versaillers truyền thống, đi tìm những chủ đề, nội dung và phong cách mới để thu hút những độc giả lớn tuổi hơn. Họ đi vào những vấn đề về giới tính, khoa học viễn tưởng, tâm lý, tình yêu đôi lứa, tạo hóa, cái chết, những vấn đề nghiêm túc về sự tồn tại của con người- mọi điều đều được khai thác triệt để làm nguồn tài nguyên quý giá cho shoujo phát triển. Shoujo hàng tuần không tồn tại lâu; những họa sĩ cảm thấy những tờ hàng tuần này làm họ tập trung quá nhiều vào hành động và làm việc với tốc độ khiến họ không thể đi vào miêu tả chiều sâu, luôn làm việc dưới sức ép của thời gian, là một công việc nghệ thuật - như thế sẽ giết chết cái đẹp của tác phẩm. Tạp chí hàng tuần trở thành hai tuần một lần, rồi hàng tháng.
Cũng giống như nam giới, nữ giới sinh sau năm 1950 đọc manga ngay cả khi họ là người lớn. Đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, shoujo manga không còn thuần nhất nữa. Khoa học viễn tưởng, tưởng tượng và lãng mạn đồng tình luyến ái chia ra từ dòng chính, cùng với đó là lãng mạn khác phái sâu sắc hơn, giờ không còn bị giới hạn bởi sự cấm đoán nữa. Trong đầu những năm 80 của thế kỷ trước, chúng tập trung vào những thư ký và những người vợ trong những manga giống như những vở opera rẻ tiền nhớp nhúa của Mỹ, nhưng giới nữ trẻ không chịu mua loại 'manga giành cho phụ nữ' mới này. Họ tiếp tục với thể loại shoujo manga của những năm trung học. Cuối cùng manga của những năm 90 dành cho những người phụ nữ trưởng thành đã phân ra: những ấn phẩm 'hơi hướng nghệ thuật' giống như Feel Young, ấn phẩm bán chạy nhất kiểu ôn hòa YOU, tờ mới xuất hiện thuộc dòng chính Chorus, khiêu dâm Comic Amour. Rất ít những nữ sinh lớp 7 vẫn còn đọc Nakayoshi (trừ những fan cuồng nhiệt của Sailor Moon hoặc Ray Earth); trong lúc đó, những số khác đã từ bỏ Ribon khi lên trung học. Margaret làm nhiều độc giả manga ôn hòa đỏ mặt hơn; Hana to yume tiếp tục thể loại sci-fi và tưởng tượng. Thậm chí đến cả ngày hôm nay, những người Mỹ đọc tiểu thuyết trên tàu, nhưng ở Nhật, bất kỳ ai, kể cả những thương nhân, cũng đều đọc truyện tranh.
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:22 pm

Part 4 : Manga thông tin

Những manga thông tin đã xuất hiện để phục vụ cho mục đích trợ giúp trẻ em đã xuất hiện từ trước thế chiến II, với sự phát triển kỳ diệu của manga như là một loại hình diễn đạt trong suốt những năm 70, manga "giáo dục" bắt đầu xuất hiện trong những tạp chí nói chung, hầu như được những doanh nhân đọc. Chúng không nhất thiết phải có một cấu trúc chuyện, nhưng vai chính được thể hiện có liên quan tới nghiên cứu về nguồn gốc hay là truyền thuyết của thực phẩm, rượu và những lễ hội hàng năm.

Cũng trong bối cảnh này mà một Manga Giới thiệu về nền kinh tế Nhật xuất hiện vào năm 1986. Không giống hầu hết các manga ở Nhật, tác phẩm này được xuất bản không theo chương mà trong dạng sách ngay từ lúc đầu. Tuy thế, ba tập của nó bán được một triệu bản, độc giả của nó bao gồm cả những người sinh trước chiến tranh. Thậm chí cả những người trước đây không hứng thú với manga và cả những người không thuộc về "thế hệ manga" cũng buộc phải thừa nhận sức mạnh khổng lồ của thể loại manga.

Điều này dẫn tới sự xuất hiện của những manga nghiêm túc hơn với những chủ đề như lịch sử, khoa học và văn học cổ điển. Cùng lúc đó, manga thậm chí bắt đầu được nhà cầm quyền xem như một công cụ để thống nhất công chúng. Thể loại manga mới này bắt đầu được coi là "manga thông tin", "manga lý thuyết," hay "manga sách giáo khoa". Trong một số trường hợp, chúng được cho là, với một chút hài hước, "manga giáo dục dành cho những người đang trưởng thành."

Part 5: Manga lịch sử

Manga lịch sử, thường liên quan tới đề tài samurai là một trong những thể loại phổ biến nhất của manga Nhật phía Tây. Cũng có trường hợp dùng khái niệm "chanbara," một phiên âm cho tiếng của những thanh kiếm đụng nhau. Chúng được thấy ở khắp mọi nơi khoảng cuối thời trung cổ Nhật cho đến cuối thời Edo (1603-1868), một số vẫn giữ nguyên sự thật lịch sử, một số khác biến đổi theo tưởng tượng lịch sử một cách cao độ. Ở nước Nhật trước chiến tranh, đề tài lịch sử là đề tài được yêu thích nhất trong phim và các thể loại khác, sau chiến tranh, đề tài lịch sử chiến tranh được đưa lên phim và phổ biến trong những thế hệ độc giả lớn tuổi hơn. Thể loại lịch sử trong dạng manga, thì lại đi theo một hướng hơi khác.

Không có sự phản ứng nào tới đề tài lịch sử trong thế hệ trước chiến tranh về manga đương thời. Điển hình hơn về thời kì Taisho (1912-1926) là những manga hài cho trẻ em như Dango Kushisuke của Manyuki ("Cuộc phiêu lưu của Dango Kushisuke"), Miyao Shigeo, nhân vật chính của nó được đặt tên theo quả mochi tròn trên một xiên nước thịt. Trong những năm trước chiến tranh của thời kỳ Showa (1926-1945), những tác phẩm nổi tiếng như Norakuro Nitohei của Tagawa Suiho và Boken Dankichi của Shimada Keizo đều mang dấu ấn của không khí chiến sự thời đó, nhưng cả hai đều không về thời kỳ samurai.

Trong bảy năm kể từ thất bại của Nhật trong Thế chiến II, không một manga nào xuất hiện liên quan tới đề tài lịch sử. Những năm này cũng đã chứng kiến sự biến mất của đề tài chiến trường đã từng rất nổi tiếng trong suốt chiến tranh. Đây là kết quả của sự hạn chế tự do ngôn luận của quân đồng minh (chủ yếu là Mỹ). Sự chiếm đóng đã ngăn cấm sự sản xuất và phân phối của tiểu thuyết, kịch, phim và manga có liên quan tới chủ đề samurai, võ thuật hay quân đội Nhật. Mục tiêu bề ngoài của sự cấm đoán này là để chống sự xuất hiện lại của những quan điểm hiếu chiến. Sự thực thi của bản hòa ước về hòa bình San Francisco năm 1952 đã kết thúc sự kiểm soát này và Nhật bản lại một lần nữa được tự do thể hiện những đề tài về chiến tranh và lịch sử.

Đây cũng là thời gian đề tài này nở rộ lần đầu tiên trong manga đương thời với những tác phẩm như Igaguri năm 1952 và Akado Suzunosuke năm 1954, về một kiếm sĩ vĩ đại mặc áo giáp đỏ. Chúng đã trở nên cực kỳ nổi tiếng với độc giả trẻ em. Cả hai đều là tác phẩm của Fukui Eiichi, nhưng tác phẩm sau đã được Takeuchi Tsunayoshi sáng tác tiếp khi Fukui thôi không lâu sau khi bộ truyện này bắt đầu. Cả hai tác phẩm này đều đã khởi nguồn cho một loạt những tác phẩm nối tiếp chúng.

Về cả truyện và miêu tả, những manga này được sáng tác hoàn toàn với mục tiêu dành cho độc giả trẻ em cùng với những bài học luân lý và hài hước. Điều này một phần là do chúng được xuất bản trước sự chuyển mình của manga vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước.
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:24 pm

Và sau đây l2 lịch sử Anime [ nếu các bạn có hứng thú đọc tới đây hoạc tiếp theo ^^! ]
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:24 pm

Phần một: Những ngày đầu

Đầu thế kỷ 20, những tờ báo truyện tranh và phim ảnh của phương Tây đã tác động mạnh vào giới hoạ sĩ vẽ tranh Nhật Bản. Với việc điền chú thích cho tranh và cốt truyện có hệ thống, truyện tranh đã rất hấp dẫn quần chúng. Người Nhật thử nghiệm phim hoạt hoạ vào năm 1914. Bộ phim nổi tiếng đầu tiên của Nhật trên thế giới là bộ phim ngắn Peach Boy của Kitayama Seitaro vào năm 1918. Hoạt hoạ phát triển chậm chạp. Dấu ấn duy nhất của hoạt hoạ Nhật Bản trước chiến tranh là bộ phim 'Talkie'. Trong thời kỳ này, ngành hoạt hoạ hoàn toàn bị thao túng bởi Walt Disney và 'anh em nhà Fleisher'. Năm 1937, bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ và là bộ phim hoạt hoạ đầu tiên có thể đứng vững trong thế giới điện ảnh. Trước chiến tranh thế giới thứ II, hoạt hoạ Châu Âu và Châu Á hoàn toàn bị kìm hãm bởi các bộ phim của Walt Disney.

Phần hai: Những vị thần

Osamu Tezuka, 'vị thần manga' mới chỉ 20 tuổi khi tác phẩm đầu tay của ông, New Treasure Island (Hòn đảo giấu vàng!!) xuất bản năm 1947. Dưới ảnh hưởng của Tezuka, manga bắt đầu chịu ảnh hưởng của việc đưa vào cốt truyện hành động, cảm xúc, kết hợp với những kỹ thuật điện ảnh học được từ Pháp và Đức. Để diễn tả một cảm xúc dù chỉ trong thoáng chốc, cảnh đó có thể diễn ra trong nhiều khung hình và nhiều trang. Tezuka đã dạy cho một thế hệ các hoạ sĩ cách để vẽ một cách kiên nhẫn. Ấn tượng lớn nhất mà mọi người dành cho Tezuka là những nhân vật của ông. Bị ảnh hưởng của những nhân vật hoạt hoạ Disney trước chiến tranh như Mickey Mouse, Donald Duck, Tezuka vẽ thú vật và nhân vật của mình với đôi mắt to, diễn cảm và 'đầu tròn'. Mặc dù mọi chi tiết có vẻ như đơn giản và mang tính hoạt hoạ nhiều hơn (cartoon nhé, chưa mang tính manga đâu), nhưng những nhân vật đó đã thực sự thể hiện được cảm xúc từ tình yêu cho đến lòng căm thù dữ dội. Sau đó các hoạ sĩ manga và anime học tập theo những nhân vật sinh động của Tezuka và một loạt những nhân vật rất giống với những nhân vật của Tezuka ra đời, điển hình là đôi mắt mở to. Sailor Moon, Speed Racer và cả Ash Ketchum cũng học tập rất nhiều ở Tezuka. Sự thành công của Tezuka trong lĩnh vực manga đã nhanh chóng làm ảnh hưởng đến anime hậu chiến tranh.
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:25 pm

Phần ba: Từ Phim đến TV

Vào giữa những năm 1950, chủ tịch hãng phim Toei đã bắt đầu có ý tưởng về những bộ phim hoạt hoạ như phim của Walt Disney. Vào năm 1958, Toei tung ra bộ phim hoạt hình dài tập đầu tiên The Tale of the White Serpent (Đuôi chòm sao Serpent Trắng) dựa trên thần thoại Trung Quốc. Bộ phim này có gam màu tối hơn so với các bộ phim Walt Disney. The Mischievous Prince Slays the Giant Serpent (Hoàng từ láu cá giết chết Serpent khổng lồ) năm 1963, The Adventure of Horus (Cuộc phiêu lưu của Horus) và Prince of the Sun (Hoàng tử Mặt Trời) năm 1966; và Puss in Boots năm 1967 là những tác phẩm đầu tiên của hai người khổng lồ trong thế giới anime Isao Takahata và Hayao Miyazaki, dẫn đường cho những bộ phim sâu sắc và người lớn hơn sau này.

Năm 1958, Tezuka đã xây dựng cốt truyện, dựng hình và nhân vật cho bộ phim hoạt hình đầu tiên của Toei dựa trên truyền thuyết Trung Quốc, Vua Khỉ (Tôn Ngộ Không ấy mà), nguồn cảm hứng cho bộ Dragon Ball sau này. Năm 1961, ông thành lập Mushi Productions với mục tiêu sản xuất phim hoạt hình và các các bộ phim TV chia theo từng tập. Tác phẩm đầu tiên của ông, Tetsuwan Atom (Astro Boy) đã lỡ để trở thành bộ anime đầu tiên chiếu trên TV của Nhật chỉ vài tháng. Vinh dự đó đã thuộc về Otagi Manga Calendar, một bộ phim hoạt hình lịch sử ngắn. Nhưng bộ phim đen trắng Atom đã trở thành bộ anime đầu tiên mang tính tiểu thuyết, có đi vào miêu tả tâm lý nhân vật. Dựa trên manga của Tezuka, Tetsuwan Atom, bộ phim đã kể về những cuộc chiến để bảo vệ bạn bè mình của một cậu bé Robot. Tetsuwan Atom đã được phát hành rộng rãi trên thế giới. Sau Tetsuwan Atom, Tezuka tiếp tục chuyển thể bộ manga nổi tiếng Jungle Taitei (Kimba vua sư tử) thành bộ anime màu đầu tiên của Nhật. Đồng sản xuất là hãng truyền hình NBC đã giúp đỡ về tài chính và phát hành Kimba ở Mỹ nhưng cũng chiếm luôn bản quyền tiếp tục phát triển bộ phim này. Trong thực tế nguyên bản, Kimba tiếp tục lớn lên đến tuổi trưởng thành, nhưng ở Mỹ Kimba chỉ đến tuổi thanh niên mà thôi. Sau đó, để tiếp tục đoạn kết thúc, Jungle Taitei Susume Leo! (Leo vua sư tử) đã ra đời. Mushi tiếp tục chương trình phát triển anime của mình nhưng lại bị phá sản. Tezuka ko 'quay trở lại vẽ manga', bởi vì xưa nay ông chưa bao giờ bỏ sáng tác manga cả. Ông nhường lại việc chuyển thể anime từ các bộ manga của ông như Black Jack (ở VN: Jack! Bác sĩ quái dị) và Ambassador Manga cho những hãng phim khác.

Những năm 70

Giống như rất nhiều bộ anime Nhật Bản được chiếu trên TV vào những năm 60, đa số là dành cho trẻ em. Jungle Taitei lúc đó được phát dưới những câu chuyện lẻ nhiều phần và hết sức rắc rối. Nhân vật chính trong 8-Man bị giết nhưng lại được làm sống lại dưới dạng robot. Mach Go GoGo (Speed Racer) với những kỹ năng siêu phàm gần như là vô địch. Vào thời đó, các anime chiếu trên TV chủ yếu là dạng thiện ác đối đầu.

Mọi thứ thay đổi vào những năm 70 khi mà sự cách tân và tình tiết phức tạp xâm nhập vào TV anime. Lupin Sansei được phát hành bởi hãng Money Punch đã xây dựng hình tượng nhân vật 'tên trộm anh hùng', lấy cảm hứng từ nhân vật trong truyện của tác giả người Pháp, Maurice Leblanc. Vừa hài hước vừa có vẻ phiêu lưu, tính cách của Lupin được xây dựng với vẻ 'hài hước người lớn' và 'bạo lực' dành cho những khán giả lớn tuổi hơn. Hình ảnh Lupin đã nhanh chóng lan rộng ra cả lĩnh vực TV và phim ảnh.

Những bộ anime chiếu trên TV thế hệ trước như Kagaku Ninja-Tai Gatchaman (Battle of the Planets/G-Force), Great Mazinger và Uchu no Kishi Tekkaman đã làm nhiều khán giả thực sự bất ngờ với những robot và tàu vũ trụ kiểu dáng tuyệt vời. Uchu Senkan Yamato (Star Blazers) đã làm mê hoặc tất cả người xem TV khi giới thiệu Space Battleship Yamato (Tàu chiến vũ trụ Yamato) chiến đấu với những kẻ xâm lược vũ trụ để bảo vệ loài người khỏi diệt vong. Tính bạo lực và cứng cỏi của Yamato đã hấp dẫn người xem qua nhiều tập phim. Bạn đồng nghiệp của Tezuka là Leiji Matsumoto đã xây dựng tính cách thiết kế kỹ thuật của Yamato, với một cốt truyện rất xúc động. Matsumoto sau đó đã chuyển sang làm phim hành động chiếu trên TV theo loạt và làm bộ phim Galaxy Express 999 vào năm 1979. Những con robot khổng lồ đã trở thành trụ cột của anime Nhật Bản từ sau Tetsujin 28 (phát hành năm 1966). Mobile Suit Gundam (1979), đã kết hợp yếu tố khổng lồ trong Yamato và tính 'nhân hoá' của Tetsujin. Trong MS Gundam, những phi công người thường dùng những robot khổng lồ như một bộ áo giáp mà thôi. Gundam đã trở thành phổ biến trên cả thế giới với loạt đồ chơi lắp ghép bằng nhựa Gundam. Sau đó là sự ra đời của Sokokihei Votoms (Armored Trooper Votoms) và Chojiju Yasai Macross (Robotech).
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:26 pm

Bùng nổ

Khi những năm 80 bắt đầu, những nhà sản xuất phim và chương trình TV tiếp tục làm các chương trình hoạt hình càng ngày càng tinh vi và hay hơn trước. Sự phổ biến của video gia đình bùng nổ vài năm sau làm người Nhật có thể mua và xem những bộ phim hoạt hình yêu thích bất cứ lúc nào. Nhà sản xuất cũng ko đi theo cách bình thường như trước kia mà chuyển thẳng bản gốc của phim hoạt hình sang video.

Để bắt kịp thị trường đang ngày càng mở rộng, những nhà sản xuất anime đã quay sang phát triển việc dùng manga làm tư liệu. Một trong những hoạ sĩ đầu tiên đạt được lợi ích trong việc này chính là Akira Toriyama. Bộ truyện hài Dr. Slump của ông ngay lập tức trở thành một hit. Năm 1986, bộ truyện phiêu lưu Dragon Ball đã trở thành bộ anime chiếu trên TV phổ biến nhất. Sự khéo léo trong nét vẽ cũng như tính hấp dẫn của các cuộc phiêu lưu vẫn giữ nguyên sau khi chuyển từ manga sang.

Rumiko Takahashi làm say mê tất cả mọi độc giả trong độ tuổi sinh vào những năm 80 và 90 với bộ truyện hài Urusei Yatsura và Ranma 1/2. Một bộ truyện khác là Maison Ikkoku, thực sự 'trêu tức' những quy định trong truyện hài lãng mạn lúc bấy giờ.

Trái ngược với Takahashi là Go Nagai, một hoạ sĩ nổi danh trong việc vẽ manga 'nghịch' (ko biết phải dịch thế nào 'naughty' manga là nguyên bản TA). Anime của ông bắt đầu được phát hành trên TV vào năm 1972 với loạt phim Devilman; tuy nhiên, bằng cách trực tiếp bán ra thị trường video, anime có tính chất người lớn có thể thoát khỏi sự khắt khe của TV và những nhà kiểm duyệt phim.

Dòng chủ đạo, hoạt hình khoa học viễn tưởng nhận được sức sống mới từ những công nghệ thực tế hơn vào những năm 1980 với những bộ tiểu thuyết của William Gibson, Bruce Sterling và Neal Stephenson. Năm 1982, Blade Runner, được truyền hơi thở từ bộ phim khoa học viễn tưởng của Ridley Scott, đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh về tương lai. Những hoạ sĩ manga và anime liên tiếp đưa ra những thuật ngữ mới. Hoạ sĩ kiêm giám đốc đầu tiên Katsuhiro Otamo đã làm thay đổi anime trên toàn thế giới vào năm 1988 với hit Akira cùng với một phong cách hoàn toàn mới lạ. Những bộ phim với dòng tít phổ biến như A.D Police và Bubble Gum Crisis bị ảnh hưởng bởi bước nhảy vọt này của bộ Akira.

Một hoạ sĩ có ảnh hưởng khác, Masamune Shirow đã xây dựng tương lai trong Appleseed và Black Magic M-66 với những công nghệ tiên tiến. Bộ video Dominion Tank Police của Shirow là một bộ kiểu cảnh sát - hài, nhưng đến năm 1995 Kokaku Kidoutai (Ghost in the Shell), bộ thành công nhất của ông, quay trở lại bối cảnh trận chiến giữa người và máy.

Tính 'nghiêm túc thật sự' trong manga và anime càng ngày càng lộ rõ hơn. Keiji Nakazawa tái hiện lại ấn tượng của mình, một người sống sót sau vụ Hiroshima trong bộ anime hiện thực và xúc động Barefoot Gen vào năm 1983. Tiếp đó, Hotaru No Haka (Grave of the Fireflies - Mồ chôn những cánh chim lửa) miêu tả hai cháu bé mồ côi đã đấu tranh để sống sót sau vụ bom cháy ở Tokyo. Ít có một bộ phim nào có thể diễn tả được sự đáng sợ của chiến tranh như những bộ hoạt hình này. Qua anime, khán giả cũng phần nào hiểu được văn học Nhật Bản. Dựa trên tác phẩm cổ điển vào thế kỷ thứ 10 của Murasaki Shikibu, Genji Monogatari (Tale of Genji - Chuyện kể về Genji) đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những mưu đồ trong một lâu đài lãnh chúa. Một quả bom vang dội khác, Ginga Tetsudo no Yoru (Night on the Galactic Railroad - Đêm trên đường ray Ngân hà) đã truyền cảm hứng cho nhà tâm lý học và nhà viết truyện thiếu nhi Kenji Miyazawa.

Những trường quay mới

Ngày nay, hai trường quay định hướng cho anime tiến vào thế kỉ 21 là: Gainax và Studio Ghibli. Được thành lập bởi Toshio Okada, Gainax là nơi động viên những nhà sản xuất phát triển anime. Thực sự hăng hái trong việc sản xuất anime, Gainax đã tạo ra những tác phẩm có dấu ấn nhất và phổ biến nhất vào những năm 80 và 90: tác phẩm khoa học giả tưởng vĩ đại: Oneamitsu No Tsubasa Oritsu Uchu Gun (The Wings of Honneamise); cuộc phiêu lưu trong lịch sử Top O Nerae!
Gunbuster và show truyền hinh No Umi No Nadia (Nadia the Secret of Blue Water). Hiện nay, Gainax đang được nhận định là người dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học giả tưởng với show truyền hình Shin Seiki Evangelion (Neon Genesis Evangelion)

Trường quay Ghibli được thành lập bởi nhà sản xuất anime gạo cội, Isao Takahata và Hayao Miyazaki. Cả hai đều làm việc cho những dự án phim và TV của Toei vào những năm 60. Năm 1971, họ đạo diễn bộ gốc của show truyền hình Lupin Sansei và cộng tác với loạt phim phiêu lưu dành cho thiếu nhi: Mirai no Shonen Conan (Future Boy Conan). Năm 1978, Miyazaki thể hiện tài năng nổi bật của mình khi bộ Cagliostro No Shiro (Castle of Cagliostro), khắc hoạ hấp dẫn hình ảnh của Lupin. Thành công này kéo theo hàng loạt những bộ phim bước ngoặt khác: Kaze no Tani No Nausicaa (Nausicaa of the Valley of the Wind), Tenku No Shiro Rapyuta (Laputa: Castle in the Sky), Tonari No Totoro (My Neighbor Totoro), Majo No Takkyubin (Kiki's Delivery Service), Kurenai No Tuta/ Porco Rosso (Crimson Pig), Heisei Tanuki Gassen Ponpoko (Today's Great Raccoon War Ponpoko), và Mononoke Hime (Princess Mononoke). Takahata cũng thể hiện tài năng kiệt xuất của mình bằng các bộ: Hotaru no Haka (Grave of the Fireflies) và Omoide Poro Poro (Only Yesterday). Với những nét vẽ tay hoàn hảo, Ghibli đứng vững chắc trên vị trí đầu tiên trong ngành anime Nhật Bản.

Tương lai

Ngày nay, anime đã được tối ưu hoá rất nhiều. Gundam đang kỉ niệm lần thứ 20 với một show truyền hình mới. Tác phẩm Dr. Slump của Toriyama cũng ra một seri mới. Ảnh hưởng của Osamu Tezuka vẫn còn in đậm trong hai bộ phim gần đây dựa trên manga của ông: Black Jack và Jungle Taitei. Bộ phim hư cấu X: The Motion Picture và hợp tuyển của Otomo Memories thực sự hấp dẫn với những khán giả lớn tuổi hơn. Các fan trên khắp thế giới vẫn tiếp tục say mê những anime nổi tiếng và phổ biến như Pokemon, Sailor Moon và Dragon Ball. Dấu ấn quan trọng nhất là khi Disney và Ghibli hợp tác để phát hành những tác phẩm của Miyazaki cho ngành giải trí ở Mỹ. Các hoạ sĩ Nhật Bản vẫn tiếp tục phát huy năng lực tiềm tàng của anime. Họ biết rằng họ có thể làm nhiều hơn cho anime hơn là mục đích giải trí dành cho trẻ em. Anime sẽ tiếp tục là ngành nghệ thuật sống còn cho các nhà sản xuất phim vào thế kỉ 21.
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Aug 08, 2008 7:28 pm

Xong rồi đấy! nếu bạn đọc được đến đây chứng tỏ bạn là người rất yêu văn hóa nhật ^^ [ giống Pi nàz hà hà! ]
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
janezhang
Member
Member



Tổng số bài gửi : 5
Age : 33
Đến từ : HCMC
Registration date : 05/09/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptyFri Sep 05, 2008 3:22 pm

good info. , ma moi' day
Về Đầu Trang Go down
pinus2334
Member
Member



Tổng số bài gửi : 290
Age : 31
Đến từ : nhà papa mama
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản EmptySat Oct 18, 2008 5:18 pm

hehe! chào ma mới! thế Ma Mới tên gì thế??? bao nhiu tủi gòy??? tò mò wá Ma Mới hà! níu Ma Mới hông trả lời thì chắc cứ bị gọi là Ma Mới hoài thoy đó nha heer heer
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-_VnEpesieqLcr5ei.dE8H4dYG.302VW4_
Sponsored content





Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga - anime Nhật Bản   Lịch sử manga - anime Nhật Bản Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử manga - anime Nhật Bản
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» anime engsub x1999

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hoa My Entertainment :: Giao lưu- học hỏi :: Nhật Bản-
Chuyển đến